Hệ thống life2vec được phát triển sau quá trình thu thập dữ liệu từ hơn 1 triệu tình nguyện viên tham gia nghiên cứu tại Đan Mạch từ năm 2008 – 2020. Dữ liệu được thu thập bao gồm trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe, hồ sơ khám chữa bệnh, đặc thù công việc, mức độ hạnh phúc. Sau đó, life2vec sử dụng các thuật toán để dự đoán những người trong số các tình nguyện viên thuộc nhóm tuổi 35 – 65 có ai qua đời vào năm 2020 hay không. Kết quả dự đoán cho thấy mức độ chính xác lên đến 79%.
TS Sune Lehman, Trưởng nhóm nghiên cứu thuộc DTU, cho hay hệ thống life2vec coi cuộc sống của con người như một chuỗi sự kiện dài. Từ đó, mô hình AI sẽ phân tích và xâu chuỗi sự kiện này để dự đoán về các sự kiện diễn ra tiếp theo, bao gồm cả thời điểm một người qua đời.
Lưu ý rằng mô hình AI life2vec chỉ có thể dự đoán được tuổi thọ và thời điểm một người qua đời vì nguyên nhân tự nhiên hoặc vì bệnh tật, không thể dự đoán được trường hợp tử vong vì tai nạn.
Vấn đề đặt ra là liệu có người nào sẵn sàng để AI dự đoán thời điểm họ qua đời hay không, bởi lẽ, nếu biết được cái chết sắp đến, họ sẽ phải trải qua một cuộc sống đầy áp lực và nặng nề.
Công nghệ | Báo Người Lao Động Online
Nguồn: Sưu Tầm internet
Trả lời