Loại gạo màu hồng này được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm bằng cách kết hợp gạo với cơ, xương thịt bò và tế bào chất béo, qua đó cung cấp giải pháp thay thế thịt.
Hạt gạo được phủ gelatine cá để tế bào thịt bò có thể bám vào, sau đó nuôi trong đĩa cạn 11 ngày, cho ra thành phẩm chứa nhiều protein hơn 8% và nhiều chất béo hơn 7% so với gạo bình thường.
“Hãy hình dung việc có mọi dưỡng chất cần thiết từ gạo protein nuôi cấy tế bào. Gạo vốn có lượng dưỡng chất cao nhưng bổ sung tế bào động vật có thể tăng cường hơn nữa” – đồng tác giả nhóm nghiên cứu Park So-hyeon thuyết minh.
Sản phẩm gạo lai thịt bò thải ít carbon hơn hẳn do quá trình sản xuất không đòi hỏi hoạt động chăn nuôi động vật. Với mỗi 100 g protein, ước tính gạo lai thịt bò giải phóng chưa đến 6,27 kg carbon dioxide (CO2) trong khi sản xuất thịt bò thải ra gấp 8 lần. Bên cạnh đó, nếu thương mại hóa, gạo lai thịt bò sẽ có giá khoảng 2,23 USD/kg, thấp hơn rất nhiều so với giá thịt bò.
Nhờ đặc tính rủi ro an toàn thực phẩm thấp và quy trình sản xuất tương đối dễ dàng nên nhóm nghiên cứu rất lạc quan về việc thương mại hóa sản phẩm gạo lai thịt bò. Nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu để cơ và tế bào mỡ phát triển mạnh hơn trong hạt gạo nhằm tăng giá trị dinh dưỡng.
“Một ngày nào đó, những loại thực phẩm lai này có thể được dùng để cứu trợ nạn đói, cung cấp khẩu phần ăn cho quân đội, phi hành gia không gian” – chuyên trang Science Daily dẫn lời nhà khoa học Park So-hyeon.
Công nghệ | Báo Người Lao Động Online
Nguồn: Sưu Tầm internet
Trả lời